V I E T L I F E

Tất tần tật về các phương pháp điều trị và trị liệu đột quỵ

Có tới 18% bệnh nhân đột quỵ bị tái phát trong vòng ba tháng đầu, và tới 25% tái phát đột quỵ trong vòng 5 năm. Vì vậy, khi bạn hay người thân mắc đột quỵ, hãy đảm bảo luôn tuân thủ quá trình điều trị, thực hiện đầy đủ các liệu pháp hồi phục, phòng ngừa, kiểm tra, tái khám, chỉ dừng lại cho đến khi được bạn đã hoàn toàn hồi phục và được sự đồng ý của bác sĩ.

Vậy những biện pháp điều trị và liệu pháp phục hồi hiện có là gì? Bạn cần biết gì về những phương pháp này? Cùng Vietlife tìm hiểu thêm qua bài viết sau.

phuong-phap-dieu-tri-tri-lieu-dot-quy-01.jpg

Điều trị bằng thuốc và phẫu thuật

Những loại thuốc được sử dụng thường khác biệt giữa những người bệnh và thường được kê đơn dựa trên nguyên nhân gây đột quỵ:

  • Đột quỵ do cục máu đông ngăn máu lên não (đột quỵ do thiếu máu cục bộ)
  • Đột quỵ do chảy máu trong hoặc xung quanh não (đột quỵ xuất huyết)

Trong quá trình điều trị, các bác sĩ thường sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, và đôi khi, người bệnh còn được chỉ định phẫu thuật.

Với đột quỵ do thiếu máu cục bộ

1. Thuốc tiêu sợi huyết

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ thường được điều trị bằng cách tiêm một loại thuốc đặc biệt là thuốc tiêu sợi huyết. Loại thuốc này giúp làm tan cục máu đông và phục hồi lưu lượng máu lên não. Việc sử dụng thuốc làm tan cục máu đông có thuật ngữ y học là “làm tan huyết khối”.

Trước khi bạn quyết định thực hiện biện pháp này, hãy yêu cầu bác sĩ chụp cắt lớp não để đảm bảo loại đột quỵ này sẽ không trở nên tệ hơn khi dùng thuốc làm tan huyết khối.

2. Aspirin và các thuốc kháng tiểu cầu khác

Phần lớn người bệnh sẽ được cho uống aspirin ngay sau khi mặc đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Bên cạnh tác dụng giảm đau, aspirin cũng là một loại thuốc kháng tiểu cầu, có tác dụng giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông khác.

3. Thuốc chống đông máu

Một số bệnh nhân có thể được kê thêm thuốc chống đông máu nhằm giúp giảm thiểu nguy cơ phát triển của các cục máu đông trong tương lai.

Thuốc chống đông máu thay đổi thành phần hóa học của máu, từ đó ngăn ngừa việc hình thành cục máu đông.

4. Thuốc huyết áp

Nếu huyết áp của bạn quá cao, bạn có thể sẽ cần uống thêm thuốc hạ huyết áp. Chỉ số huyết áp bình thường là khoảng 120/80 mmHg, trong khi đó với người huyết áp cao, hay còn gọi là tăng huyết áp, thì sẽ rơi vào khoảng 130/80 mmHg hoặc cao hơn.

5. Thuốc trị mỡ máu Statin

Thuốc trị mỡ máu Statin làm giảm lượng cholesterol trong máu. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể kê cho bạn thuốc Statin ngay cả khi nồng độ cholesterol trong máu của bạn không quá cao bởi thuốc này giúp làm giảm nguy cơ mắc đột quỵ.

phuong-phap-dieu-tri-tri-lieu-dot-quy-03.jpg

Với đột quỵ xuất huyết

1. Thuốc hạ huyết áp

Một số bệnh nhân mắc đột quỵ xuất huyết có thể được kê thuốc để làm hạ huyết áp cũng như phòng ngừa đột quỵ trong tương lai.

2. Phẫu thuật

Trong các trường hợp khẩn cấp, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định phẫu thuật để lấy máu ra khỏi não và sửa chữa các mạch máu bị vỡ. Bác sĩ phẫu thuật sẽ điều chỉnh là các mạch máu bị vỡ và đảm bảo rằng không có cục máu đông nào có thể cản trở lưu lượng máu lên não.

Phục hồi và điều trị chức năng sau đột quỵ

Có nhiều cách trị liệu để giúp người bệnh hồi phục sau đột quỵ. Tuy nhiên, phác đồ điều trị sẽ phụ thuộc vào bộ phận cơ thể hoặc khả năng bị ảnh hưởng bởi cơn đột quỵ của người bệnh.

Các liệu pháp phục hồi chức năng bao gồm:

  1. Các liệu pháp vật lý trị liệu như chuyển động, di chuyển, các bài tập kỹ năng tay và vận động tinh.
  2. Các liệu pháp về ngôn ngữ và giao tiếp bao gồm tập nói, nghe, viết và thấu hiểu.
  3. Các liệu pháp học lại khả năng nhận thức và chức năng ghi nhớ.
  4. Liệu pháp tâm lý để đối phó với trầm cảm và suy sụp do đột quỵ.
phuong-phap-dieu-tri-tri-lieu-dot-quy-04.jpg

Người bệnh cần điều trị phục hồi chức năng sau đột quỵ bao lâu? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và các biến chứng liên quan. Quá trình này có thể kéo dài vài ngày, hoặc vài tuần cho những ca bệnh nhẹ nhưng có thể mất tới vài tháng, hoặc thậm chí vài năm cho những ca bệnh nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, bạn nên luôn luôn trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về các phương pháp điều trị và liệu pháp tiếp theo.