SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH
Mục lục
Khi con cất tiếng khóc ọ ọe chào đời cũng là lúc các mẹ mang trong mình nhiệm vụ cao cả. Trong giai đoạn 1 tháng tuổi luôn thường trực nhiều khó khăn, bỡ ngỡ và thử thách, đặc biệt đối với những ai lần đầu làm mẹ. Chính vì điều đó, mẹ bỉm nên hiểu sự tăng trưởng cũng như cách chăm sóc của trẻ sơ sinh để chuẩn bị hành trang nuôi con sắp tới.
-
Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh trong 1 tháng đầu
Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh bắt đầu từ khi sinh. Đây là thời gian bé bắt đầu tiếp nhận thế giới bên ngoài. Sau khi lọt lòng vài ngày, hầu hết trẻ sơ sinh đều giảm cân. Các mẹ đừng lo lắng quá vì nguyên nhân là do lượng chất lỏng dư lại trong cơ thể con, nó mất đi trong vài ngày đầu sau sinh và sẽ trở lại cân trong khoảng 2 đến 3 tuần. Bảng cân nặng trẻ sơ sinh thay đổi với tốc độ khác nhau. Nhưng trung bình 1 tháng bé tăng từ 0,7 – 0,9 kg/tháng và cao thêm 2,5 – 4 cm.
Với trẻ sơ sinh, tiếng khóc chính là ngôn ngữ giao tiếp của chúng, các mẹ nên trò chuyện, tâm tình cùng bé thường xuyên để phát triển não bộ và các giác quan giúp bé thích nghi dần với thế giới bên ngoài. Đôi khi, bé khóc to, khóc ré lên có thể do bé đói hoặc tã ướt; các mẹ cũng cần để ý và quan sát bé cẩn thận.
Khi được 1 tháng, hầu hết những gì trẻ sơ sinh làm là do phản xạ tự nhiên. Lúc đó, bé chưa có nhận thức về hành động của mình. Bé chỉ ti, nuốt, tìm sữa và nắm chặt đồ vật bất kì nếu mẹ đặt lên tay. Thời gian này mẹ nên dành nhiều thời gian để giúp bộ não trẻ phát triển khi bắt đầu tiếp cận thế giới.
Trò chuyện giúp trẻ sơ sinh phát triển não bộ
Điều đặc biệt là trẻ sơ sinh rất ưa thích âm thanh từ giọng nói hoặc các loại nhạc du dương, vậy nên các mẹ khi trò chuyện với bé, bé sẽ mỉm cười lại và phấn khích. Tuy nhiên, nếu bất chợt có tiếng động lớn, bé sẽ giật mình, vung tay chân ra, chớp mắt và thở nhanh hơn, thậm chí khóc ré lên. Do đó, các mẹ cũng nên chú ý để tránh tạo tiếng ồn, âm thanh lớn.
Trẻ sơ sinh thường khóc để biểu đạt mong muốn hoặc khi thấy khó chịu. Nhất là lúc đói, tiếng khóc sẽ dữ dội và cuồng loạn. Còn khi khó chịu, bé sẽ khóc không liên tục, kiểu bị kích thích kèm với sự bồn chồn, điều đó mách mẹ rằng đã đến lúc cần kiểm tra tã và cơ thể của bé. Ngược lại, khi bé hài lòng, ăn no, ngủ đủ giấc, bé sẽ ngoan ngoãn, nằm chơi và phát ra tiếng ọc ọc nhỏ.
Vào cuối tháng đầu tiên, đa số trẻ sơ sinh ngẩng đầu lên khi bạn đặt chúng nằm sấp và chúng sẽ quay đầu sang một bên. Khi cơ cổ của trẻ khỏe hơn, trẻ sẽ có thể quay đầu và nhấc đầu lên khi ngồi trên ghế ô tô hoặc địu. Trong thời gian 1 tháng, trẻ sơ sinh thường có thói quen mút ngón tay và ngậm ti giả như 1 cách tự xoa dịu bản thân hoặc giúp bé cảm thấy an tâm bình tĩnh.
-
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong 1 tháng đầu
Trong 1 tháng đầu là thời gian quan trọng nhất của trẻ vì vậy mẹ cần quan tâm và chăm sóc cẩn thận cho bé. Dưới đây là các cách chăm sóc trẻ sơ sinh mà mẹ cần chú ý:
Giữ ấm cho trẻ sơ sinh
Với trẻ 1 tháng tuổi, điều quan trọng nhất là giữ ấm cơ thể vì nếu trẻ sơ sinh bị lạnh rất có thể bị tấn công bởi các loại vi khuẩn gây bệnh đặc biệt khi môi trường, không gian không đảm bảo. Phần lớn, trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, bé chỉ tỉnh giấc khi tã bị ướt, đói hoặc chưa đủ ấm. Hơi ấm cơ thể mẹ cũng sẽ là sợi dây gắn kết tình mẹ con và trẻ nằm cạnh mẹ sẽ luôn an tâm, đồng thời mẹ cũng quan sát theo dõi con kịp thời. Giữ ấm cho trẻ sơ sinh bằng cách quấn khăn, tã quanh cơ thể, đội mũ giữ ấm đầu bé tránh hơi lạnh, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Chăm sóc trẻ sơ sinh khi bú mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé, đặc biệt là sữa non. Khoa học đã chứng minh, chất IgA có trong sữa mẹ 7 ngày đầu có chứa hàm lượng cao gấp nghìn lần so với sữa thường và có tới 4.000 bạch cầu trong 1cm3 sữa non có khả năng giúp trẻ tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột.
Chăm sóc trẻ sơ sinh bú đúng cách
Do đó, mẹ không nên vắt sữa non bỏ đi mà hãy tận dụng triệt để cho trẻ ăn. Trẻ sơ sinh nếu được bú sữa non ngay sau khi sinh thì tỷ lệ bị viêm phổi và tiêu chảy sẽ rất thấp. Vì vậy, các mẹ nên sử dụng máy hút sữa để hút kiệt nang sữa cuối cùng mà không bỏ sót bất kỳ dưỡng chất nào.
Khi rời xa môi trường trong bụng mẹ, trẻ rất dễ bị đói và rét. Các mẹ cần lưu ý, cho bé ti thường xuyên, bất cứ khi nào bé thấy đói cần cho ti ngay chứ đừng để bé ti theo giờ ấn định vì sẽ khiến bé khó chịu, khóc dữ dội và không tốt cho sức khỏe.
Phản xạ của trẻ sơ sinh còn rất non và chưa hình thành hết, vậy nên rất cần sự hỗ trợ từ mẹ, nếu không thì bé dễ bị ọc sữa, nôn trớ vô cùng nguy hiểm. Để khắc phục tình trạng này, khi cho bé bú, mẹ cần bế đứng, thực hiện đúng thao tác và khum tay vỗ nhẹ nhàng phía sau lưng sau khi ăn để trẻ sơ sinh không bị sặc sữa.
Khi ngủ nên để phần đầu của trẻ sơ sinh cao hơn một chút hoặc cho trẻ nằm nghiêng để tránh trường hợp bị sặc. Đặc biệt nên nhớ, tuyệt đối không để bé nằm sấp vì trẻ có thể bị ngạt thở.
Chăm sóc trẻ sơ sinh khi tắm
Cơ thể và sức đề kháng của trẻ sơ sinh vẫn còn yếu vậy nên khi đi tắm các mẹ hết sức chú ý và cẩn thận. Trước khi tắm, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ khăn, tã, quần áo, nước tắm, dầu tắm,... để đảm bảo trẻ được giữ ấm ngay sau khi tắm xong. Đặc biệt, không gian tắm cần kín gió và không được tùy ý sử dụng các loại lá để tắm cho bé. Nếu trời lạnh, không nên tắm cho bé thường xuyên tránh việc ốm, cảm lạnh.
Rốn là bộ phận nhạy cảm rất dễ nhiễm trùng, nên mẹ cần vệ sinh rốn cho trẻ hàng ngày. Vệ sinh rốn bằng cách sử dụng nước muối sinh lý rồi lau khô. Nếu muốn trẻ mau rụng rốn thì cần để rốn thông thoáng, sạch sẽ, tuyệt đối không nên bôi hay sử dụng hóa chất lên rốn trẻ.
Quấn tã và đội mũ cho trẻ sơ sinh
Quấn tã chặt quá cũng không được mà lỏng lẻo cũng không nên. Mẹ cần học cách quấn tã đúng cách, quấn chặt quá khiến bé bị nóng, bí bách, khó chịu, thậm chí làm khớp háng của trẻ bị buộc phải duỗi thẳng ảnh hưởng đến sự phát triển chân sau này.
Quấn tã và đội mũ cho trẻ sơ sinh
Các mẹ bỉm cũng lưu ý không nên đội mũ cho trẻ sơ sinh cả ngày và đêm kể cả trời lạnh. Vì nó khiến trẻ không được thoát nhiệt qua da đầu, việc đội mũ thường xuyên khiến trẻ bị nóng, ngứa ngáy. Còn khi trời nóng, mẹ chỉ cần đội mũ che phần thóp của bé vào ban đêm khi ngủ và khi ra ngoài.
Chăm sóc da, mắt, mũi, lưỡi
Chăm sóc da, mắt, mũi, lưỡi các mẹ cũng hết sức lưu tâm. Vì 1 tháng đầu, các giác quan của trẻ sơ sinh còn rất non nớt cần được chăm sóc tỉ mỉ và chu đáo. Các mẹ chú ý các điều sau đây:
-
Luôn giữ cho da trẻ có độ ẩm thích hợp.
-
Tránh để trẻ sơ sinh tiếp xúc da với các hóa chất, xà phòng, mỹ phẩm.
-
Thay tã ngay khi trẻ sơ sinh làm ướt.
-
Mắt, mũi, miệng tránh tiếp xúc với hóa chất, không may trẻ bị dính cần vệ sinh bằng nước muối sinh lý hoặc đưa đến bác sĩ.
-
Vệ sinh các bộ phận mắt, mũi, lưỡi bằng nước muối sinh lý hằng ngày.
-
Sử dụng khăn riêng khi lau mặt cho bé.
-
Sử dụng các sản phẩm rửa dịu nhẹ cho trẻ sơ sinh để tránh việc da bé bị hăm đỏ do phân, nước tiểu.
-
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý để loại bỏ các chất cặn bã tích tụ trong khoang miệng trẻ.
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh và hiểu được sự tăng trưởng, phát triển của trẻ có thể sẽ rất khó khăn, bỡ ngỡ với nhiều mẹ lần đầu sinh con. Hãy dành thời gian cho trẻ nhiều nhất có thể trong giai đoạn nhạy cảm 1 tháng đầu này vì sự chăm sóc đầu đời ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con sau này.
Bài viết tương tự
16 February 2023
01 February 2023
12 January 2023