Giúp mẹ nhận biết và điều trị tắc tia sữa hiệu quả

09/08/2022 616 Admin

Tắc tia sữa là tình trạng thường xuyên gặp phải ở các sản phụ sau khi sinh khiến cho mẹ cảm thấy đau đớn, mệt mỏi và gây ảnh hưởng lớn đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những biểu hiện, nguyên nhân, cách điều trị tắc tia sữa nhé!

Mục lục

    Tắc tia sữa được hiểu là như thế nào?

    Tắc tia sữa là tình trạng một lượng sữa mẹ bị ứ đọng lại phía trong các ống dẫn sữa trong bầu ngực mẹ về. Hiện tượng sữa không được đẩy hết ra bên ngoài sẽ gây ra khó khăn cho quá trình bú sữa mẹ của bé đồng thời khiến cho cơ thể mẹ gặp phải đau đớn, mệt mỏi. 

    rat-nhieu-me-gap-phai-tinh-trang-tac-tia-sua

    Rất nhiều mẹ bị tắc tia sữa

    Mặc dù tắc tia sữa không gây nguy hiểm tới tính mạng của mẹ nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm như viêm nhiễm, ư xơ tuyến vú hoặc áp xe vú. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản của cả mẹ và bé mà còn làm gây dán đoạn quá trình nuôi con bằng sữa mẹ vì bé sẽ không có đủ lượng sữa để ti.

     

    Dấu hiệu cho thấy mẹ đang bị tắc tia sữa

    Thông thường, các biểu hiện của việc mẹ bị tắc tia sữa thường tiến triển một cách từ từ, dần dần từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp tình trạng này diễn biến trở nên nhanh chóng và rõ rệt gây nguy hiểm. Ví dụ:

    • Mẹ cảm thấy đau ở một hoặc cả hai bên bầu ngực do căng tức sữa. Tình trạng này có thể ngày một nặng hơn và cơn đau dồn dập hơn
    • Sữa mẹ không thể tiết ra hoặc chỉ tiết ra một lượng rất nhỏ cho dù là khi mẹ cho bé bú hoặc vắt sữa bằng tay.
    • Xung quanh vùng ngực mẹ sẽ xuất hiện những nốt sần nhỏ khi sờ vào sẽ có cảm giác cứng, đau rát và cảm giác nóng bất thường.
    • Trong một vài trường hợp khi có dấu hiệu tắc sữa nặng mẹ có thể sẽ gặp phải biểu hiện như sốt cao, mệt mỏi, đau đầu và đau nhức toàn thân,...

    Những nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa, ví dụ một vài trường hợp mà các mẹ thường xuyên gặp phải:

    • Sau khi sinh bé, sữa mẹ được sản xuất ra rất nhiều trong bầu ngực mẹ tuy nhiên lại em bé lại không thể bú hết hoặc mẹ không vắt hết khiến sữa bị ứ đọng lại gây tắc ống dẫn sữa. Khi đó sữa sẽ không thể được đẩy ra ngoài khiến ngực mẹ luôn trong tình trạng căng tức.
    • Nhiều trường hợp là do mẹ không cho bé bú thường xuyên, mẹ quên hoặc bỏ cữ cũng là lý do khiến sữa tồn đọng lại bầu ngực gây tắc tia sữa sau 1 thời gian.
    • Bé không ti mẹ đúng khớp cũng là một nguyên nhân thường xuyên gặp phải. Vì khi bé không bú đúng khớp ngậm sẽ khiến lực hút của bé yếu đi, bé không thể ti được nhiều và kiệt sữa mẹ.
    • Tâm lý mẹ không thoải mái, mẹ luôn trong tình trạng căng thẳng hoặc stress cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất sữa mẹ. Điều này rất thường hay gặp phải ở những mẹ không kịp làm quen và thích ứng với sự đảo lộn của cuộc sống sau khi sinh con, đặc biệt là những mẹ sinh con lần đầu.
    • Ngực mẹ bị chịu áp lực do mẹ mặc áo ngực bó sát, quá chật hoặc mẹ nằm sấp khi ngủ khiến cho các tuyến sữa không thể hoạt động và lưu thông tốt.
    • Bên cạnh đó tình trạng tắc tia sữa cũng có thể xảy ra khi cơ thể mẹ bị nhiễm khuẩn bởi các vi khuẩn gây hại xâm nhập khiến cho các ống dẫn sữa trong ngực mẹ bị viêm nhiễm, sưng và gây ứ đọng sữa. 
    • Ngoài ra, một vài nguyên nhân khác cũng có thể gây ra tình trạng này như: do cơ địa mẹ, mẹ bị cảm lạnh hoặc mẹ có một chế độ ăn uống nghỉ ngơi không khoa học,...

    có-nhieu-nguyen-nhan-dan-den-tac-tia-sua

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa

    Các phương pháp điều trị

    Khi phát hiện bản thân gặp phải các triệu chứng của việc tắc sữa, mẹ nên áp dụng các pháp tự điều trị nhanh chóng và hiệu quả tại nhà để loại bỏ tình trạng đó và giúp cho ống sữa của mẹ được lưu thông:

    • Trước khi cho con bú, mẹ nên cởi bỏ hoàn toàn áo ngực để bầu ngực thoải mái giúp cho lượng sữa được lưu thông tốt hơn. Mẹ nên kết hợp với việc massage nhẹ nhàng và chườm nóng ngực để kích thích tiết sữa nhiều và phản xạ tia sữa xuống nhanh hơn giúp thông vùng tắc sữa.
    • Khi cho bé bú, mẹ nên bắt đầu trước với phía bên ngực bị tắc. Mẹ xoa bóp nhẹ nhàng bầu sữa mẹ theo chuyển động vòng tròn để bớt cảm giác đau nhức. Về kỹ thuật xoa bóp, mẹ nên nhẹ nhàng bắt đầu từ phía sau của vùng ngực bị tắc sữa rồi chuyển dần lên tới phía trước núm vú và lặp lại.
    • Khi bé ti không hết, mẹ cần dùng tay vắt hoặc máy hút sữa đặc biệt là các loại máy có chức năng hút kiệt sữa cuối để có thể loại bỏ hoàn toàn lượng sữa còn dư giúp làm trống bầu ngực mẹ.

     

    Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng, mẹ nên dừng việc cho bé bú nếu trong trường hợp mẹ phát hiện bản thân có biểu hiện sốt. Bởi nếu mẹ cho bé ti trong trường hợp đó bé sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề gây rối loạn đường tiêu hóa.

    Ngoài ra, lưu ý rằng các biện pháp trên chỉ có tác dụng tốt nhất đối với các mẹ mới bị tắc sữa hoặc có các biểu hiện nhẹ. Trong trường hợp mẹ bị tắc sữa một thời gian dài dẫn đến các tình trạng viêm nhiễm hay áp xe thì mẹ cần phải sử dụng tới kháng sinh, liên hệ các bác sĩ, chuyên gia để được tư vấn cụ thể, thậm chí sẽ phải tiến hành chích tháo mủ.

    Lưu ý giúp mẹ hạn chế, ngăn ngừa tình trạng tắc tia sữa

    nhưng-dieu-me-bi-tac-tia-sua-can-chu-y

    Mẹ nên chú ý thật tốt để tránh gặp phải tình trạng tắc tia sữa

    Một vài lưu ý dành cho mẹ để mẹ có thể hạn chế và tránh gặp phải tình trạng tắc tuyến sữa:

    • Mẹ phải thường xuyên cho bé ti đúng cữ, không được bỏ cữ ti, nếu bé không thể bú kiệt sữa thì mẹ cần phải dùng tay vắt hoặc máy hút sữa để loại bỏ hoàn toàn lượng sữa thừa.
    • Mẹ tập cho bé ti mẹ đúng khớp ngậm để bé có thể ti mẹ mạnh và lực hút kiệt được.
    • Cần nạp vào cơ thể đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày (từ 2 đến 3 lít nước/ ngày).
    • Mẹ nên tạo cho mình một chế độ ăn uống dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho mình một lối sống lành mạnh và một tâm lý thoải mái nhất.
    • Nên kết hợp cùng các bài tập thể dục hoặc vận động nhẹ nhàng như thiền, yoga, đi bộ,... để cơ thể luôn khỏe mạnh và thư thái.
    • Không nên sử dụng áo ngực không đúng size hoặc quá chật. Bên cạnh đó, mẹ hãy tạo cho mình thói quen nằm ngửa khi ngủ để ngực không bị chịu các áp lực. Hãy để cho bầu ngực mẹ lúc nào cũng ở trạng thái thoải mái nhất.

     

    Trên đây là đầy đủ những biểu hiện, nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng tắc tia sữa rất hay gặp phải ở các mẹ sau sinh. Các mẹ cần chú ý để bảo vệ cơ thể mình tránh gặp phải tình trạng trên. Trong trường hợp không may mắc phải mẹ nên trang bị các biện pháp khắc phục nhanh chóng từ sớm để tránh các trường hợp tiến triển xấu gây viêm nhiễm, áp xe ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

     

    Bài viết tương tự